Vì sao trẻ biếng ăn sau khi ốm

Sau khi trẻ vừa ốm xong, cha mẹ thường sốt sắng cho con ăn nhiều hơn để lấy lại sức, nhưng lại đối mặt với vấn đề mới là trẻ biếng ăn sau ốm.

Cha mẹ có biết vì sao sau ốm trẻ lại biếng ăn không? Và làm thế nào để trẻ ăn uống ngon miệng trở lại?

Nguyên nhân đầu tiên là do THIẾU HỤT ENZYME
Cấu tạo của enzyme tiêu hoá là gồm 1 enzyme và 1 coenzyme; trong đó coenzyme được cấu tạo từ các loại vitamin và khoáng chất.
Khi ốm enzyme được đưa đến để chuyển hoá và chữa lành vùng bị bệnh, do đó cơ thể trẻ bị thiếu nguyên vật liệu là enzyme cùng vitamin và khoáng chất để cấu tạo nên enzym tiêu hoá.
Bởi vậy nên cơ thể trẻ bị thiếu hụt enzym tiêu hoá và trở nên biếng ăn.
Nguyên nhân thứ 2 là do não không được lập trình và thiếu thông minh dinh dưỡng
Não bộ chỉ đọc được thức ăn dạng đơn.
Ví dụ như khi chúng ta nhai cơm và tinh bột sẽ thấy vị ngọt ngọt trong miệng.
+Đó là vì não bộ điều khiển tuyến nước bọt tiết ra men Petya để chuyển hoá gluxit trong tinh bột thành đường mantozo giúp cơ thể dễ tiêu hoá, nên chúng ta thấy ngọt ngọt nơi đầu lưỡi.
Hay như khi chúng ta nhai thịt nạc, não bộ sẽ điều khiển tiết ra men Pepsin của dịch tuỵ để tiêu hoá.
+Hoặc não bộ sẽ điều khiển hệ tiêu hoá tiết ra men Lipase, sắc tố mật muối mật, axit ở dạ dày khi chúng ta ăn thịt mỡ.
+Mỗi loại thức ăn sẽ được tiêu hoá bằng các men (enzyme) tương ứng.
Nguyên nhân hàng đầu khiến não trẻ không được lập trình để tiếp nhận thức ăn dạng đơn là do mix và trộn đồ ăn cho con.
+Nếu cho trẻ ăn đồ ăn dạng mix thì não sẽ gặp khó khăn hoặc không đọc được thức ăn đó nên không thể tiết đủ và đúng enzyme mà thức ăn ấy đang cần tương ứng.
+Và cơ thể con sẽ mất thông minh dinh dưỡng để nhận biết và bổ sung vi chất mà cơ thể trẻ đang cần. Từ đó trẻ sẽ bị quay trở lại tình trạng thiếu enzyme tiêu hoá như đã nêu ở trên và dẫn đến BIẾNG ĂN.
Nguyên nhân thứ ba là việc dùng thuốc khi điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh đã tiêu diệt những vi khuẩn có lợi khiến cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng trầm trọng, chức năng tiêu hóa – hấp thu – chuyển hóa thức ăn kém đi – Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn.
N
hững lưu ý khi chăm sóc trẻ biếng ăn sau ốm
+Khi chăm sóc trẻ biếng ăn sau ốm, cha mẹ nên chú ý đến lựa chọn của trẻ và tôn trọng sự lựa chọn ấy. Tuyệt đối không vì tâm lý xót con mà ép buộc trẻ ăn theo ý mình bằng mọi cách.
+Lúc này, do hệ tiêu hóa chưa ổn định nên cần cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng hoặc mềm. Đặc biệt, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ bữa ăn đủ chất bao gồm chất đạm, vitamin, hoa quả… và tránh các loại thức nhiều mỡ, đường, nước ngọt đóng chai… để trẻ nhanh chóng hồi phục.
Sau ốm cơ thể mệt mỏi, suy yếu khiến trẻ chưa sẵn sàng cho một lượng thực phẩm lớn vì vậy cha mẹ không nên nôn nóng ép trẻ ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ các bữa ăn. Một ngày có thể cho con ăn từ 4 – 5 bữa. Khi trẻ đã có những dấu hiệu phục hồi, cha mẹ có thể tăng dần độ đặc của thức ăn và lượng thức ăn trong một bữa, đến khi trẻ khỏe hẳn mới cho trẻ ăn theo chế độ ăn bình thường.
Trong giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý bổ sung những thành phần quan trọng có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa như nhóm Enzymes tiêu hóa, Probiotics; bổ sung những vi chất giúp bé có cảm giác ngon miệng, kích thích cảm giác thèm ăn như Vitamin B1, Lysine, Kẽm, tảo xoắn …
Khi chức năng tiêu hóa được tăng cường, quá trình ăn uống – tiêu hóa – hấp thu diễn ra ổn định và suôn sẻ hơn, giúp cải thiện chứng biếng ăn, chán ăn ở trẻ. Hơn nữa, hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh hơn.