6 Cách hay giúp bé ngủ ngon không phải mẹ nào cũng biết

Với mẹ, Không có gì trông yên bình hơn khi nhìn con yêu đang say giấc. Giấc ngủ không chỉ quan trọng với người lớn, mà còn đặc biệt quan trọng với các con.

Dù chúng ta đều đồng ý con cần một giấc ngủ ngon, nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách giúp bé có giấc ngủ ngon. Các chuyên gia nhà Phoenix tìm hiểu về vấn đề đau đầu này nhé.😉

1. 𝑇𝑎̣̂𝑝 𝑡ℎ𝑜́𝑖 𝑞𝑢𝑒𝑛 đ𝑖 𝑛𝑔𝑢̉ 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑒́
Nếu con còn nhỏ, bạn có thể đơn giản là hát một bài hoặc bật bản nhạc nhẹ. Nếu bé mới biết đi hoặc lớn hơn, Bạn hãy Viết ra một kế hoạch các bước làm trước khi đi ngủ. Hãy thử hỏi ý kiến ​​của các con trong việc hoàn thành kế hoạch. Khi con được tham gia quyết định sẽ làm gì trước khi con đi ngủ và khi nào đến giờ lên giường. Điều này giúp con tập tự xác định nhu cầu của bản thân và mang lại cho con cảm giác thoải mái, không bị kiểm soát. Tiếp theo, bạn diễn tả càng chi tiết càng tốt.
Ví dụ: Con hãy “Mặc đồ ngủ, đánh răng, đọc sách, tắt đèn và đi ngủ nhé” Để con biết chính xác điều gì sẽ xảy ra và dần hình thành thói quen khi đi ngủ. Bạn có thể sử dụng có hình ảnh để mô tả bảng kế hoạch tập thói quen đi ngủ cho bé. Khi trẻ em được truyền tải và hiểu, và ít có khả năng yêu cầu những điều không có trong kịch bản.
2. 𝐷𝑎̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑏𝑒̂𝑛 𝑏𝑒́ 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑘ℎ𝑖 𝑏𝑒́ 𝑣𝑎̀𝑜 𝑔𝑖𝑎̂́𝑐
Một số trẻ trở nên bất an khi vào giờ ngủ vì chúng khao khát được bố mẹ quan tâm nhiều hơn. Ngày nay, các bậc cha mẹ bận rộn với công việc cả ngày và có rất ít thời gian dành cho bé, kể cả khi đã ở nhà. Khi bố mẹ không gặp bé cả ngày, buổi tối là lúc bé mong được bố mẹ chú ý và dành thời gian cho mình. Mặt khác, khi bé có người chăm sóc ở nhà, bé thường trở nên phụ thuộc vào sự hiện diện của người chăm sóc. Chính vì vậy, Hãy dành một vài phút để hỏi bé những câu hỏi về ngày hôm nay của con, nên tập trung vào những điều tích cực. Hoặc nói với con những điều bạn nhận thấy về con để cho con cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ. Đối với trẻ nhỏ, hãy dành 5 – 10 phút để âu yếm,giao tiếp bằng mắt, hát ru hoặc nói những lời nhẹ nhàng âu yếm với con trước khi con đi ngủ.
👉3. Đ𝑒̂̉ 𝑦́ 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑔𝑖𝑎̂́𝑐 đ𝑖 𝑛𝑔𝑢̉ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑒́
Tuân thủ giờ đi ngủ đã định giúp bé cảm thấy yên tâm hơn. Trẻ em ở mọi lứa tuổi (và cả người lớn), lý tưởng nhất nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần và ngày . Ví dụ: “Không khuyến khích bé dậy muộn vào sáng thứ Bảy vì có thể làm rối loạn nhịp sinh học của bé và khiến việc thức dậy vào những ngày đi học trở nên khó khăn hơn nhiều.” Các bé nên đi ngủ sớm, trước 9:00 tối để có giấc ngủ ngon và được nghỉ ngơi tốt hơn vào buổi sáng. Trung bình Các bé cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi đêm. Vì vậy nếu con bạn cần dậy sớm đi nhà trẻ hoặc đi học, hãy đảm bảo giờ giờ đi ngủ của con đủ sớm để chúng được ngủ đỷ giấc
👉4. 𝐿𝑢̛𝑢 𝑦́ 𝑐𝑎́𝑐 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑏𝑖̣ đ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡𝑢̛̉ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̀
Màn hình điện thoại là một ý tưởng tồi trước khi ngủ vì ánh sáng của chúng kích thích não bộ các con. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi ngay khi bé nên nghỉ ngơi, và nó cũng có thể ức chế việc sản xuất melatonin và serotonin, các hormone ,…. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tắt màn hình điện tử trong nhà ít nhất một đến hai tiếng trước khi đi con ngủ. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,…..Hạn chế cho Các bé sử dụng đồ điện tử mà thay vào đó để các bé tham gia các hoạt động vận động nhiều hơn, đốt cháy năng lượng thể chất giúp dễ dàng ổn định hơn khi đi ngủ.
Hiện nay, một số gia đình sử dụng đồng hồ báo thức có đèn nhiều màu sắc để nhắc nhở con biết khi nào đến giờ đi ngủ và khi nào đến giờ thức. Các thiết bị đeo cá nhân theo dõi giấc ngủ (như FitBit) đôi khi có thể hoạt động như một công cụ kiểm tra hiệu quả các vấn đề về giấc ngủ. Nhưng chúng không chắc chắn chẩn đoán 100%. Nếu thiết bị đeo của con bạn cho thấy con không có được giấc ngủ chất lượng, thì bạn chắc chắn nên gặp chuyên gia về giấc ngủ để tìm hiểu lý do.
5. 𝑇ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑏𝑒́ 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑞𝑢𝑎̀ 𝑛ℎ𝑜̉ đ𝑒̂̉ 𝑘ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑛 𝑘ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑏𝑒́ đ𝑖 𝑛𝑔𝑢̉
Khi bé đi ngủ đúng giờ, mẹ có thể thưởng cho bé 1 phần quà nhỏ chẳng hạn như kẹo, hình dán, 10 phút chơi thêm máy tính,….Nhưng hãy làm một cách tích cực. Đừng phạt hay quát mắng con vì chúng đi ngủ hay thức dậy muộn. Khi lục tục bị ảnh hưởng tiêu cực hay nghe phàn nàn về việc bé đi ngủ, vô hình chung sẽ tạo sức ép cho bé, bé sẽ cảm thấy bức bách, thâm chí sợ việc đi ngủ.
6. 𝑁𝑒̂́𝑢 𝑐𝑜𝑛 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑎́𝑐 𝑚𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑚𝑒̣ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑠𝑎𝑜?
Nếu con bạn ngủ không ngon, gặp ác mộng, mộng du hay bị tỉnh giấc giữa đêm,… Bạn hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân xem đó có phải là do chứng sợ hãi ban đêm, mộng du hay ác mộng hay không.
Ác mộng là những giấc mơ xấu xảy ra trong giấc ngủ, và chúng thường gặpi ở mọi lứa tuổi. Đặc điểm của một cơn ác mộng là người mơ sẽ nhớ nó. Nếu con bạn gặp ác mộng hoặc ngủ không ngon vào đêm hôm trước, bạn có thể hỏi chúng về điều đó vào buổi sáng. Nếu họ có thể nói về một giấc mơ xấu, bạn có thể giúp con tưởng tượng kết thúc thay thế hoặc một số hình ảnh tích cực khác để tập trung vào, giúp bé quên đi hình ảnh xấu xí bé gặp trong cơn ác mộng. Bạn có thể giải thích với bé những cơn ác mộng là do trí tưởng tượng của bé và trấn an bé cơn ác mộng vừa qua không thể làm hại đến bé
Mộng du và chứng kinh hoàng ban đêm xảy ra trong giấc ngủ sóng chậm. Chúng xảy ra trong một phần ba đầu tiên của chu kỳ ngủ và người mơ sẽ không nhớ chúng. Nếu con bạn gặp phải chứng kinh hoàng về đêm hoặc những cơn mộng du nghiêm trọng, bạn có thể phải nhờ chuyên gia về giấc ngủ đánh giá.